Bài 2 - Trục tọa độ, làm việc với đối tượng trong trục tọa độ

1. Trục tọa độ, hình chiếu và phối cảnh trong không gian     3D

Trục tọa độ trong không gian 3D


Blender 3D sử dụng hệ trục tọa độ XYZ với X là chiều rộng, Y là chiều dài và Z là chiều cao của đối tượng

Thay đổi chế độ hiển thị Persp/Othor: Phím số 5

Có hai chế độ hiển thị trong không gian 3D của Blender là
  • Hiển thị phối cảnh (Perspective): 

  • mô phỏng như môi trường thật. đối tượng càng xa càng nhỏ
  • Hiển thị song song (Othorgraphic): 

  • mô phỏng hình chiếu song song, các đối tượng không thay đổi kích thước theo khoảng cách

Vùng nhìn từ phía trước: 1, nhìn từ phía sau: Ctrl + 1

Vùng nhìn từ bên phải: 3, nhìn từ bên trái: Ctrl + 3

Vùng nhìn từ trên xuống: 7, nhìn từ dưới lên: Ctrl + 7

Thiết lập cho laptop không có phím số

Với laptop không có phím số riêng biệt ta thiết lập như sau:
Vào File -> User Preferences (Ctrl + Alt + U), trong tab Input tick vào Emulate Numpad


Khi đó ta có thể sử dụng dãy phím số ở phía trên để thay đổi vùng nhìn. Mặc định, dãy phím số này để di chuyển giữa các layer

2. Hệ trục tọa độ chung và hệ trục tọa độ riêng của đối tượng ( Global And Local Orientation)


  • Hệ tọa độ chung là hệ trục tọa độ mặc định của toàn bộ hệ thống, không thay đổi
  • Hệ trục tọa độ riêng của đối tượng sẽ thay đổi theo vị trí và góc quay của đối tượng
  • Phím tắt: Alt + Dấu cách
  • Để hiển thị các hệ trục tọa độ trên đối tượng ta chọn như hình dưới,




3. Chế độ hiển thị (Viewport Shading)

Quy định cách thức hiển thị đối tượng


  • Rendered: Render nhanh vùng nhìn
  • Texture: Hiển thị texture
  • Solid: Hiển thị dạng khối đặc
  • Wireframe: Hiển thị dạng khung dây
  • Bounding Box: Hiển thị dạng khối hộp bao quanh đối tượng

4. Tâm của đối tượng, thay đổi tâm quay

Gốc tọa độ của đối tượng

Mặc định, gốc tọa độ trùng với trọng tâm của đối tượng

Thay gốc tọa độ: Object -> Transform (Ctrl + Alt + Shift + C)


  • Origin to Geometry: Gốc tọa độ di chuyển về trọng tâm
  • Origin to 3D Cursor: Gốc tọa độ di chuyển tới vị trí con trỏ 3D

Thay đổi tâm quay


  • Active Element: Tâm quay là tâm của đối tượng đang kích hoạt
  • Median Point: Tâm quay là trọng tâm của các đối tượng
  • Individual Origins: Tâm quay là tâm của từng đối tượng
  • 3D Cursor: Tâm quay tại vị trí con trỏ 3D
  • Bounding Box Center: Tâm quay là trọng tâm của hình hộp bao quanh đối tượng

5. Snap và Cursor (con trỏ 3D): Shift + S

Sử dụng thành thạo Snap và Cursor giúp bạn nhanh chóng đưa các đối tượng đến chính xác một vị trí nào đó


  • Select to Cursor: Đối tượng đang chọn di chuyển đến vị trí con trỏ
  • Cursor to Select: Đưa con trỏ đến vị trí đang chọn

6. Căn hàng đối tượng (Align Object)

Công cụ căn hàng đối tượng: Chọn các đối tượng -> Object -> Transform -> Align Object



Trong Tool Shelf (T):


  • Align Mode: Vị trí dùng để so sánh
  • Relative To: Vị trí để căn hàng vào
  • Align: Căn theo trục X, Y, Z hoặc Shift + Click để căn hàng theo các mặt tương ứng


7. Biến đổi đối tượng trong hệ trục tọa độ chung

Di chuyển: G

  • Di chuyển theo các trục X, Y, Z: G + XG + YG + Z
  • Di chuyển trong XY, YZ, ZX: G + Shift + ZG + Shift + X, G + Shift + Y

Quay đối tượng: R

  • Quay theo trục X, Y, Z: R + XR + YR + Z

Thay đổi kích thước: S

  • Thay đổi kích thước theo chiều X, Y, Z: S + XS + YS + Z
  • Thay đổi kích thước XY, YZ, ZX: S + Shift + ZS + Shift + XS + Shift +Y

8. Biến đổi đối tượng trong hệ trục tọa độ riêng

Để thực hiện biến đổi đối tượng theo hệ trục tọa độ riêng, nhấn hai lần các phím X, Y, Z

Di chuyển: G

Di chuyển theo các trục X, Y, Z: G + XXG + YYG + ZZ
Di chuyển trong XY, YZ, ZX: G + Shift + ZZG + Shift + XXG + Shift + YY

Quay đối tượng: R

Quay theo trục X, Y, Z: R + XXR + YYR + ZZ

Thay đổi kích thước: S

Thay đổi kích thước theo chiều X, Y, Z: S + XXS + YYS + ZZ
Thay đổi kích thước XY, YZ, ZX: S + Shift + ZZS + Shift + XXS + Shift +YY

Video hướng dẫn lý thuyết bài 2




Bài tập 2: Dựng căn phòng

Sử dụng các kỹ thuật trong bài học để dựng một căn phòng, có thể là căn phòng của bạn hoặc căn phòng trong trí tưởng tượng của bạn

























Video hướng dẫn bài tập 2





Bài 3 - Edit Mode / Mesh Modeling - Phần 1

 Download demo file
Bài 2 - Trục tọa độ, làm việc với đối tượng trong trục tọa độ Bài 2 - Trục tọa độ, làm việc với đối tượng trong trục tọa độ Reviewed by doantuan on 20:48 Rating: 5

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.